Điện Lạnh Bảo Tín – Lắp đặt sửa chữa máy lạnh, hệ thống lạnh uy tín – Căn bệnh đột quỵ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh và đặc biệt là nguy cơ đột quỵ tái phátvô cùng cao. Do đó ngoài việc nhận biết các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ thì người bệnh cũng cần tìm hiểu,
» Bạn đang xem: Có nên sử dụng thuốc chống đột quỵ hay không? »
Mục lục
Căn bệnh đột quỵ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh và đặc biệt là nguy cơ đột quỵ tái phátvô cùng cao. Do đó ngoài việc nhận biết các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ thì người bệnh cũng cần tìm hiểu, bổ sung các kiến thức về các loại thuốc chống đột quỵ cũng như cách sử dụng thuốc an toàn và hợp lý.

Các biến chứng đột quỵ nguy hiểm
Đột quỵ dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, tùy theo mức độ tổn thương của não mà mức độ biến chứng của từng người là khác nhau. Hầu hết, bệnh nhân gặp phải nhiều biến chứng đột quỵ nặng là do bệnh lý nền kèm theo khi xảy ra cơn đột quỵ.
Những biến chứng đột quỵ thường gặp nhất là:
–Vận động khó khăn, mất khả năng vận động: Đây được xem là di chứng phổ biến nhất của hầu hết các bệnh nhân đột quỵ. Có tới 92% bệnh nhân đột quỵ gặp phải di chứng này như: liệt tay chân, liệt nửa người,… khiến họ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và phải nhờ tới sự trợ giúp của các thành viên trong gia đình.
-Suy giảm khả năng nhận thức: Bệnh tai biến mạch máu não gây tổn thương não nặng nề, dẫn tới sự suy giảm trí tuệ và khả năng nhận thức của người bệnh. Theo các chuyên gia nhận định thì đây là di chứng đột quỵ nặng nề nhất đối với các bệnh nhân. Các triệu chứng biểu hiện bao gồm:
– Hay quên
– Nhiều lúc không tỉnh táo
– Giảm khả năng ghi nhớ những thông tin mới
– Không nhận ra người thân…
-Rối loạn ngôn ngữ: Sau tai biến, do não bộ bị tổn thương nặng nên khả năng sử dụng ngôn ngữ của bệnh nhân có thể bị rối loạn , dẫn đến khả năng giao tiếp bị hạn chế khá nhiều. Bệnh nhân sẽ bị nói lắp bắp, nói không rõ chữ, nói ngọng, không diễn tả được một câu nói dài.
-Rối loạn cảm xúc và dễ bị trầm cảm: Sự lo lắng về bệnh tật, cảm thấy bản thân mình vô dụng là vấn đề mà nhiều bệnh nhân đột quỵ đang gặp phải khiến cho cảm xúc của người bệnh luôn căng thẳng và cảm thấy uất ức. Đây là vấn đề cần được người thân đặc biệt chú trọng, quan tâm để động viên tinh thần bệnh nhân, giúp họ có thể vượt qua và phục hồi sau tai biến tốt hơn.

Nhóm thuốc chống đột quỵ phổ biến hiện nay
Có một số nhóm thuốc chống đột quỵ phổ biến được sử dụng hiện nay nhằm giảm nguy cơ và phòng ngừa đột quỵ. Dưới đây là các nhóm thuốc chống đột quỵ phổ biến:
Thuốc chống đông máu: Nhóm thuốc chống đột quỵ này giúp ngăn chặn quá trình đông máu bằng cách làm tan cục máu đông giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Các loại thuốc chống đông máu phổ biến bao gồm:
- Warfarin: Một loại thuốc chống đông máu cổ điển, được sử dụng để ngăn chặn việc tạo cục máu đông trong mạch máu.
- Dabigatran, Rivaroxaban, Apixaban: Các thuốc chống đông mới gọi là “direct oral anticoagulants” (DOACs), thường dễ dàng hơn trong việc sử dụng và theo dõi hơn so với Warfarin.
- Aspirin: Là loại thuốc chống đông máu thông thường, thường được sử dụng để phòng ngừa đột quỵ và cảm giác tê liệt.
Thuốc giảm cholesterol: Cholesterol tăng cao có thể góp phần vào việc hình thành cục máu đông. Một số loại thuốc chống đột quỵ giúp giảm cholesterol máu, từ đó làm giảm nguy cơ và phòng ngừa đột quỵ như: Resins, Fibrates và Statins
Thuốc làm tan cục máu đông, tăng cường lưu thông máu và hoạt huyết dưỡng não: Một số loại thuốc chống đột quỵ có khả năng cải thiện lưu thông máu và hoạt huyết dưỡng não, giúp phòng ngừa đột quỵ. Tuy nhiên, việc sử dụng những loại thuốc chống đột quỵ này cần được thảo luận với bác sĩ.

Những giải pháp phòng ngừa đột quỵ cho người khỏe mạnh
Không phải ai cũng cần phải sử dụng viên uống chống đột quỵ, chỉ nên sử dụng thuốc chống đột quỵ khi đã từng có tiền sử mắc bệnh và uống theo sự kê đơn của các bác sĩ.
Với người khỏe mạnh, thay vì sử dụng các loại thuốc chống đột quỵ, bạn có thể áp dụng một số giải pháp phòng ngừa sau đây:
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả:
Các bệnh lý nền tim mạch, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu,… là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ rất cao. Nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, cần hạn chế ăn các loại thịt đỏ, phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh, đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường…
-Tập thể dục hàng ngày, vận động cơ thể thường xuyên:
Thừa cân béo phì, khiến cơ thể nặng nề, mỡ máu dễ dàng tích tụ nên nguy cơ mắc bệnh đột quỵ là rất cao. Vì thế, luyện tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường lưu thông máu não, tuần hoàn máu tốt, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày giúp phòng ngừa đột quỵ vô cùng hiệu quả.
-Giữ ấm cơ thể:
Nên chú ý giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa để phòng ngừa đột quỵ tốt nhất vì khi trời lạnh, việc cơ thể nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ dẫn đến đột quỵ.
-Không hút thuốc lá:
Không chỉ gia tăng nguy cơ đột quỵ, thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Đối với người đã hút thuốc lá thì nên bỏ thuốc từng chút một, không nên bỏ ngang vì nó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe.
-Kiểm tra sức khỏe định kỳ:
Việc thăm khám thường xuyên sẽ giúp sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ, tầm soát bệnh tốt hơn. Từ đây chủ động can thiệp sẽ giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.