Các chuyên gia dự báo nếu mức sinh tiếp tục giảm như hiện nay mà không có các giải pháp cải thiện, trong 35 năm tới, dân số Việt Nam sẽ tăng trưởng âm.Vấn đề được các nhà khoa học và quản lý nêu trong Hội thảo bàn về giải pháp ngăn chặn xu hướng mức sinh thấp, hôm 28/8. Mức sinh của Việt Nam đang thấp ở “mức đáng lo ngại”, có xu hướng giảm dưới mức sinh thay thế.Tổng tỷ suất sinh năm 2023 cả nước là 1,96 con/phụ nữ, thấp nhất từ trước tới nay và được dự báo tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo. Mức sinh thay thế lý tưởng là 2,1 con/phụ nữ. …
Các chuyên gia dự báo nếu mức sinh tiếp tục giảm như hiện nay mà không có các giải pháp cải thiện, trong 35 năm tới, dân số Việt Nam sẽ tăng trưởng âm.
Vấn đề được các nhà khoa học và quản lý nêu trong Hội thảo bàn về giải pháp ngăn chặn xu hướng mức sinh thấp, hôm 28/8. Mức sinh của Việt Nam đang thấp ở “mức đáng lo ngại”, có xu hướng giảm dưới mức sinh thay thế.
Tổng tỷ suất sinh năm 2023 cả nước là 1,96 con/phụ nữ, thấp nhất từ trước tới nay và được dự báo tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo. Mức sinh thay thế lý tưởng là 2,1 con/phụ nữ.
Ông Phạm Vũ Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Dân số, Bộ Y tế, cho biết dân số trung bình năm 2023 của nước ta ước tính đạt 100,3 triệu người, tăng gần 835.000 người. Trong 10 năm 2013-2023, trung bình mỗi năm dân số Việt Nam tăng khoảng một triệu người. Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia và Philippines và đứng thứ 15 trên thế giới.
“Song tốc độ tăng dân số giảm dần và dự báo tiếp tục giảm”, ông Hoàng nói, dẫn chứng tỷ lệ gia tăng dân số liên tục giảm từ năm 1999 là 1,7% xuống còn 1,14% năm 2019 và 0,85% vào năm 2023.
Tổng cục Thống kê dự báo, ở phương án mức sinh trung bình, đến năm 2069, tỷ lệ tăng dân số bình quân Việt Nam sẽ về 0. Còn ở phương án mức sinh thấp, 35 năm nữa, Việt Nam sẽ đối mặt với tỷ lệ tăng dân số ở mức âm. Ngược lại, nếu mức sinh thay thế vẫn được duy trì ổn định trong suốt thời kỳ dự báo, dân số nước ta vẫn tăng nhẹ, tốc độ 0,17%, tương đương 200.000 người mỗi năm.
Các chuyên gia nhận định, mức sinh thấp kéo dài để lại nhiều hệ lụy, làm suy giảm quy mô dân số, thiếu hụt lực lượng lao động, gia tăng các dòng di cư để đáp ứng nhu cầu sản xuất và phát triển, đẩy nhanh tốc độ già hóa dân số…
Những nguyên nhân khiến mức sinh thấp là học vấn, điều kiện sống được cải thiện, tâm lý thích hưởng thụ cuộc sống. Bên cạnh đó là áp lực kinh tế, chi phí nuôi dạy và chăm sóc con; tình trạng nạo phá thai và tỷ lệ vô sinh xu hướng tăng. Trước bối cảnh này, các chuyên gia cho rằng cần phải có chính sách phát triển bền vững, tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng sinh con.
Đơn cử, PGS Nguyễn Đức Vinh, Viện trưởng Viện Xã hội học, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cho biết theo khảo sát, 80% trong 1.200 phụ nữ (từ 18 đến 35 tuổi) tại 4 tỉnh thành có mức sinh thấp là Khánh Hòa, TP.HCM, Sóc Trăng và Cà Mau muốn sinh 2 con. Nhưng có nhiều yếu tố cản trở mức sinh mong muốn này như chi phí cao, không đủ điều kiện nuôi dạy tốt, sức khỏe không đảm bảo, việc làm không phù hợp để sinh thêm con, mất quá nhiều thời gian và công sức, không có người hỗ trợ chăm sóc.
“Dù có nhiều rào cản, nhưng đa số gia đình vẫn muốn có 2 con. Vì vậy, việc triển khai chính sách khuyến sinh không dễ nhưng khả thi, điều quan trọng là cần có các chính sách hỗ trợ”, ông Vinh nhận định.
Để tránh mức sinh giảm sâu, theo ông Vinh, chiến lược cơ bản là phổ biến và duy trì chuẩn mực gia đình 2 con trong xã hội. Khuyến khích và tạo điều kiện tối đa để các gia đình hiện thực hóa mong muốn sinh đủ 2 con.
Về giải pháp, cần tạo môi trường thân thiện và thuận lợi cho kết hôn, sinh, nuôi dạy con cái; xem xét hỗ trợ khuyến sinh và các chính sách an sinh xã hội khác; huy động nhiều nguồn lực và sự tham gia của toàn xã hội. Đồng thời, chú trọng công tác phòng, xét nghiệm và chữa trị vô sinh, hiếm muộn.
Lê Nga
Tham khảo từ https://vnexpress.net/du-bao-dan-so-viet-nam-tang-truong-am-sau-35-nam-nua-4787171.html
Tham khảo từ https://dichvuseo365.com/du-bao-dan-so-viet-nam-tang-truong-am-sau-35-nam-nua.html