Báo cáo của Bộ Bình đẳng và Gia đình Hàn Quốc công bố hôm 5/9, tỷ lệ nam giới nghỉ phép chăm con trong năm 2023 đã gấp 5 lần so với 8 năm trước.
Theo đó, nam giới chiếm 28% trong số 126.000 người được hưởng chế độ nghỉ phép chăm sóc con vào năm 2023. Con số này đánh dấu sự cải thiện đáng kể trong văn hóa nơi làm việc so với năm 2015, khi nam giới chỉ chiếm 5,6% tổng số người nghỉ phép chăm con.
Tỷ lệ lao động nam làm việc linh hoạt tăng gần 4 lần trong khi tỷ lệ lao động nữ làm việc theo chế độ này tăng gấp 3 lần. Số lượng người có thời gian làm việc ngắn hơn khi nghỉ phép chăm con cũng tăng 11,3 lần từ 2.000 lên 23.000 trong cùng kỳ.
Tỷ lệ phụ nữ và nam giới hài lòng với văn hóa công việc – gia đình tăng 11,5 điểm phần trăm và 13,6 điểm phần trăm so với năm 2017. Số lượng phụ nữ đã kết hôn phải chấm dứt sự nghiệp do sinh con hoặc nuôi con đã giảm 34,9 phần trăm – từ 2,073 triệu xuống còn 1,349 triệu.
Dữ liệu được Cơ quan Thống kê Hàn Quốc công bố hôm 21/2 cũng cho thấy xu hướng đàn ông nước này không làm việc với lý do dành thời gian chăm sóc con cái đang ngày càng tăng.
Năm 2022, khoảng 12.000 đàn ông Hàn Quốc ở nhà chăm con, không làm việc cũng không đi xin việc. Một năm sau, con số này tăng 37,4%, lên mức 16.000 người, cao nhất từ khi Hàn Quốc bắt đầu thu thập dữ liệu này vào tháng 6/1999.
Số ông chồng Hàn Quốc chọn ở nhà làm nội trợ tăng đều đặn theo từng năm, từ 6.000 người năm 2013 lên 9.000 người vào năm 2019 và 13.000 người năm 2021.
Xu hướng này được cho là bắt nguồn từ việc chính phủ Hàn Quốc tăng chính sách nghỉ thai sản với nam giới và các ông chồng nước này cũng thay đổi suy nghĩ về việc ở nhà chăm sóc con cái.
Bà Shin Young-sook, Thứ trưởng Bộ Giới tính cho biết sẽ tiếp tục xác định và thúc đẩy các chính sách giúp ích cho người dân, như cân bằng giữa công việc và cuộc sống bằng cách xem xét kỹ cuộc sống của phụ nữ và nam giới.
Theo thống kê công bố hôm 5/9, cho thấy thực tế đáng lo ngại, khi số hộ gia đình một người chiếm hơn 1/3 tổng số hộ gia đình Hàn Quốc, tăng tới 50,5% so với năm 2015. Nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là nam giới ở độ tuổi 30 (21,8%) và phụ nữ ở độ tuổi 60 (18,6%).
Cùng với tỷ lệ sinh giảm, số người kết hôn lần đầu cũng giảm mạnh khoảng 37% xuống còn 149.000 từ mức 238.000 vào năm 2015.
Độ tuổi trung bình trong những cuộc hôn nhân này tăng lên 31,5 tuổi ở phụ nữ và 34 tuổi ở nam giới, tăng lần lượt 1,5 và 1,4 tuổi.
Số người sống trong các hộ gia đình đa văn hóa – những người có cha mẹ hoặc vợ/chồng không phải người Hàn Quốc, con của cha mẹ đó hoặc công dân Hàn Quốc đã nhập tịch – cũng tăng 34,2% từ năm 2015 lên 1,19 triệu vào năm 2023.
Nhật Minh (Theo Korea Herald/Straits Times)
Tham khảo từ https://dichvuseo365.com/ngay-cang-nhieu-dan-ong-han-quoc-nghi-phep-cham-con.html
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, https://suamaylanhbaotin.com không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản, giao dịch hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định. Xin cảm ơn!