Tăng huyết áp và các triệu chứng thường gặp

Điện Lạnh Bảo Tín – Lắp đặt sửa chữa máy lạnh, hệ thống lạnh uy tín – Trong những năm gần đây, bệnh tăng huyết áp trở thành căn bệnh nguy hiểm, đáng lo ngại khi tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng ngày càng tăng nhanh. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,

 » Bạn đang xem: Tăng huyết áp và các triệu chứng thường gặp  »

Trong những năm gần đây, bệnh tăng huyết áp trở thành căn bệnh nguy hiểm, đáng lo ngại khi tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng ngày càng tăng nhanh. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm giảm sức lao động rõ rệt, là nguyên nhân gây ra tàn phế và một số biến chứng nguy hiểm trong đó có bệnh đột quỵ.

Tổng quan về bệnh tăng huyết áp 

Huyết áp là tên gọi dùng để diễn tả áp lực của dòng máu lên thành mạch. Sự biến động của chỉ số huyết áp rất quan trọng vì có sự ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Trong đó, cao huyết áp là chỉ số huyết áp tăng cao lên vượt mức cho phép, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Một người được xác định là huyết áp cao khi:

Huyết áp tâm thu được xác định là lớn hơn hoặc bằng 140mmHg

Huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg.

Với người bình thường, huyết áp tốt nhất thường ở mức 120/80 mmHg.

Phân loại về bệnh tăng huyết áp

Hiện nay, bệnh tăng huyết áp chia làm hai loại chính, bao gồm:

Tăng huyết áp vô căn – hay còn được gọi là tăng huyết áp nguyên phát: chiếm được 90% tổng số ca bệnh tăng huyết áp và thường những ca bệnh này không xác định nguyên nhân vì sao chỉ số huyết áp lại biến động tăng lên cao.

Tăng huyết áp có nguyên nhân – hay còn được gọi là tăng huyết áp thứ phát. Các trường hợp này thường gặp ở các bệnh nhân hẹp động mạch thận, suy thận, dùng thuốc,…

Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.

Với cuộc sống hiện đại như hiện nay, mọi người luôn bận rộn với công việc hằng ngày mà quên mất việc chăm sóc sức khỏe và hình thành những thói quen xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao.

Đừng bỏ qua  Biến chứng tăng huyết áp khi không được điều trị đúng cách

Đây là những nguyên nhân tăng huyết áp phổ biến hiện nay:

Yếu tố di truyền: Nếu có người trong gia đình mắc bệnh tăng huyết áp, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn sơ với người bình thường. 

Tuổi tác: Tuổi càng cao nguy cơ tăng huyết áp càng tăng, đặc biệt là từ sau tuổi 65.

Giới tính: Theo các thống kê trên thế giới, nguy cơ mắc tăng huyết áp cao hơn ở nam giới.

Lối sống không lành mạnh: Thói quen ăn uống không lành mạnh (nhiều muối, ít rau củ, ít thức ăn tươi), phần lớn sử dụng đồ ăn đã chế biến sẵn, ít vận động, thừa cân hoặc béo phì, và hút thuốc là các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.

Rối loạn chuyển hóa: Rối loạn chuyển hóa như tiểu đường và rối loạn mỡ máu (cao cholesterol và triglycerides) có thể tăng nguy cơ tăng huyết áp.

Một số bệnh lý khác: Các tình trạng như bệnh thận, bệnh tim, bệnh động mạch và bệnh tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến huyết áp.

Sức khỏe tinh thần: Căng thẳng, lo âu và căng thẳng tâm lý cũng có thể góp phần vào nguyên nhân tăng huyết áp.

Tiền sử bệnh: Nếu bạn từng mắc bệnh tăng huyết áp trong quá khứ, nguy cơ tái phát là cao.

Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc ức chế hormone nữ (như thuốc tránh thai), có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.

Triệu chứng tăng huyết áp

Thông thường dấu hiệu tăng huyết áp không xuất hiện cũng như biểu hiện quá rõ ràng, làm mọi người dễ nhầm lẫn với một số bệnh thông thường khác.

Đừng bỏ qua  Dễ bị đột quỵ do tăng huyết áp sáng sớm

Đây là một số triệu chứng tăng huyết áp mà bạn nên nắm rõ để nhận biết và xử trí kịp thời:

Các triệu chứng tăng huyết áp dễ nhận biết như đau đầu, tức ngực, khó thở, hồi hộp, cảm thấy tim đập mạnh, nhức đầu, chóng mặt trong chốc lát, mặt đỏ, ra mồ hôi….

Xuất hiện các triệu chứng tăng huyết áp do tổn thương các cơ quan đích, chẳng hạn như: nhìn mờ, ngực đau dữ dội, đi tiểu ra máu, liệt nửa người,… Đây là những triệu chứng cảnh báo mức độ nguy hiểm của căn bệnh cần được theo dõi và điều trị ngay.

Tang Huyet Ap 1
Triệu chứng tăng huyết áp

Biến chứng tăng huyết áp

Tăng huyết áp (huyết áp cao) có thể gây ra nhiều biến chứng và tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một số biến chứng tăng huyết áp phổ biến:

Bệnh tim và động mạch: Bệnh huyết áp có thể gây ra tình trạng tăng nguy cơ mắc các bệnh tim và động mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim và bệnh động mạch.

Bệnh thận: Cao huyết áp có thể gây ra tổn thương đến các mạch máu trong thận và dẫn đến các vấn đề về thận như viêm thận, suy thận và bệnh thận mạn tính.

Bệnh về mắt: Tăng huyết áp có thể gây ra tổn thương cho mạch máu trong mắt, gây ra các vấn đề như tổn thương dây thần kinh thị giác, giảm thị lực và thậm chí dẫn đến mù lòa.

Tổn thương não và tình trạng thần kinh: Tăng huyết áp có thể gây ra tổn thương cho mạch máu não, góp phần vào việc tạo ra các cục máu đông và gây ra các vấn đề về thần kinh như tình trạng xây xẩm mặt mày thường xuyên.

Bệnh động mạch: Tăng huyết áp có thể dẫn đến sự hạn chế lưu thông máu đến các cơ và mô ngoại biên, gây ra cảm giác tê, tê liệt và đau.

Đừng bỏ qua  5 Phần mềm chỉnh ảnh trên điện thoại bạn nên biết

Tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường: Tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường.

Đột quỵ: Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ chính góp phần vào tình trạng đột quỵ. Áp suất máu cao có thể gây tổn thương mạch máu và gây ra sự tắc nghẽn mạch máu dẫn đến đột quỵ. Đây là biến chứng tăng huyết áp được xem là nguy hiểm nhất.

Tăng huyết áp uống gì?

Bệnh tăng huyết áp tuy là căn bệnh mãn tính những nếu bệnh nhân được chữa trị kịp thời và duy trì thì bệnh sẽ trong tình trạng ổn định, tránh được những nguy hiểm của biến chứng tăng huyết áp.

Thuc Don Cho Nguoi Tang Huyet Ap

Ngoài điều trị bằng cách thay đổi lối sống phù hợp và khoa học hơn thì việc điều trị bằng các loại thuốc tăng huyết áp cũng được lựa chọn.

Nếu như thay đổi lối sống lành mạnh hơn vẫn không đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bệnh nhân sử dụng thuốc tăng huyết áp theo toa. Dùng thuốc thường xuyên để ổn định huyết áp. Điều trị tăng huyết áp là điều trị cả đời. Không tự ý ngừng điều trị, cần phải tham vấn bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Thuoc Tang Huyet Ap

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả phòng ngừa và kiểm soát tăng huyết áp nên cân nhắc tìm hiểu và sử dụng thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe vào liệu trình thích hợp. Sản phẩm NattoEnzym của Dược Hậu Giang đã trải qua quá trình nghiên cứu và kiểm định khắt khe, đảm bảo hỗ trợ kiểm soát tăng huyết áp, cải thiện các tình trạng xây xẩm mặt mày, tê yếu tay chân giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.

Cả 3 sản phẩm NattoEnzym 670FU, NattoEnzym 1000, NattoEnzym Red Rice được tin dùng bởi chất lượng vượt trội mà nó mang lại, đều được chứng nhận danh giá và uy tín của Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).

5/5 - (2 bình chọn)

Cùng Chuyên Mục

Khach San Intercontinental Nha Trang 64fad1c94c141.png

Khách sạn InterContinental Nha Trang là một trong những điểm đến nổi tiếng tại thành phố biển xinh đẹp Nha Trang, Việt Nam. Với dịch vụ đẳng cấp, không gian sang trọng và vị trí...

Chi tiết
Tin Mới